Liên tiếp những vụ tai nạn nghiêm trọng liên quan đến việc sử dụng rượu bia trước khi lái xe từ đầu năm trở lại đây. Bạn có thể gặp rất nhiều câu “Đã uống rượu bia, thì không lái xe”. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau như chủ quan, thói quen, hay được mời mà nhiều người bỏ qua những quy định này.
Với nồng độ cồn bao nhiêu sẽ bị phạt khi tham gia giao thông?
Đọc trong bài viết này nhé!
1. Các quy định về nồng độ cồn
Nồng độ cồn ảnh hưởng trực tiếp với người tham gia giao thông. Với nồng độ cồn ở mức 0,05mg/lít khí thở, người uống đã bị giảm sút suy nghĩ và bị kích động nhẹ, nói nhiều; ở mức 0,1mg/lít khí thở, người điều khiển sẽ gặp khó khăn trong việc cầm nắm, đi lại vụng về.
Với nồng độ 0,2mg/lít khí thở, người điều khiển dễ bị ức chế, dễ giận dữ, đi lại loạng choạng. Nếu ở các mức độ cao hơn, người uống có thể bị lú lẫn khiến họ không thể tự chủ được hành vi cá nhân…
Theo tiêu chuẩn của tổ chức y tế thế giới WHO, một đơn vị uống chuẩn bằng 10 gram cồn. Đơn vị này sẽ tương đương với:
-
1 chén rượu mạnh
-
1 ly rượu vang
-
⅔ chai (lon) bia 330ml
Nồng độ cồn còn tuỳ thuộc vào giới tính, cân nặng, thời gian, tốc độ uống sẽ có những kết quả khác nhau. Vì vậy, khi điều khiển xe máy, nam giới không nên uống quá 2 đơn vị uống
chuẩn và nữ giới không nên uống quá 1 đơn vị khi lái xe trong vòng 1 giờ.
2. Mức xử phạt khi quá nồng độ cồn khi tham gia giao thông
Mỗi phương tiện khác nhau sẽ có những quy định khác nhau về nồng độ cồn.
Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô
-
Nồng độ cồn ≤ 50 miligam/100 mililít máu hoặc ≤ 0,25 miligam/1 lít khí thở: Bị phạt từ 2 - 3 triệu đồng, tước bằng lái xe từ 1 đến 3 tháng.
-
Nồng độ cồn > 50 miligam - 80 miligam/100 mililít máu hoặc > 0,25 miligam - 0,4 miligam/1 lít khí thở: bị phạt từ 7- 8 triệu đồng, tước bằng lái xe từ 3 đến 5 tháng.
-
Nồng độ cồn > 80 miligam/100 mililít máu hoặc > 0,4 miligam/1 lít khí thở: bị phạt 16 đến 18 triệu đồng, tước bằng lái xe từ 4 đến 6 tháng.
Với những người điều khiển mô tô, xe gắn máy, xe máy điện:
-
Nồng độ cồn > 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc > 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở: bị phạt tiền từ 1 đến 2 triệu đồng và bị tước bằng lái từ 1 đến 3 tháng.
-
Nồng độ cồn > 80 miligam/100 mililít máu hoặc > 0,4 miligam/1 lít khí thở bị phạt từ 3 đến 4 triệu đồng và bị tước bằng lái từ 3 đến 5 tháng.
3. Khi nào phải xét nghiệm nồng độ cồn trong máu
Theo quy định, những trường hợp sau phải xét nghiệm nồng độ cồn trong máu:
-
Người điều khiển phương tiện giao thông gây tai nạn hoặc bị tai nạn giao thông.
-
Người điều khiển phương tiện giao thông có liên quan đến vụ tai nạn giao thông.
-
Người điều khiển phương tiện giao thông có dấu hiệu sử dụng chất có cồn;
-
Người điều khiển phương tiện giao thông bị tai nạn giao thông được đưa đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Chi phí kiểm tra nồng độ cồn trong máu sẽ do người điều khiển phương tiện giao thông vi phạm theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh hiện hành
Trên đây là các thông tin các bác tài cần lưu ý khi thực hiện khi tham gia giao thông. Đừng để chỉ vì một hai cuộc vui mà ảnh hướng đến tính mạng của mình cũng như những người tham gia giao thông nhé!
Chúc bác tài của Tìm Hàng nhanh luôn vững tay lái và có những chuyến hàng suôn sẻ.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
-
Website: Tìm Hàng nhanh
-
Hotline: 09666 71 880
Top