Quay về
Trang chủ

Những quy định mới về điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ


Vận tải đường bộ tại Việt Nam đang ngày càng phát triển với nhiều hình thức khác nhau. Theo số liệu mới nhất, con số các đơn vị kinh doanh vận tải đường bộ tại Việt Nam đã lên đến hơn 25.0000. Với nhu cầu vận chuyển vô cùng lớn, con số này sẽ tiếp tục tăng lên trong những năm tới.

Tuy nhiên, kinh doanh vận tải thế nào là hợp pháp. Hãy cùng Tìm Hàng Nhanh tìm hiểu những quy định mới khi kinh doanh đường bộ nhé!

Đây sẽ là tiền đề để công ty của bạn ngày càng phát triển và mở rộng trong thời gian tới.

 

1. Kinh doanh vận tải là gì?

Theo Nghị định 86/2014/NĐ-CP, Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô là việc sử dụng xe ô tô vận tải hàng hóa, hành khách trên đường bộ nhằm mục đích sinh lợi; bao gồm kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp và kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp.

  • Kinh doanh vận tải thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vận tải cung cấp dịch vụ vận tải và thu cước phí vận tải trực tiếp từ khách hàng.

  • Kinh doanh vận tải không thu tiền trực tiếp là hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, trong đó đơn vị kinh doanh vừa thực hiện công đoạn vận tải, vừa thực hiện ít nhất một công đoạn khác trong quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ và thu cước phí vận tải thông qua doanh thu từ sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

Đơn vị kinh doanh vận tải là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tham gia kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Kinh doanh vận tải hàng hóa siêu trường, siêu trọng: là việc sử dụng các loại xe tải phù hợp để vận chuyển các loại hàng mà mỗi kiện hàng có kích thước hoặc trọng lượng vượt quá quy định nhưng không thể tháo rời ra được;

Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ là việc sử dụng xe đầu kéo kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc để vận chuyển công - ten - nơ.


 

2. Điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ

Để kinh doanh vận tảI, trước hết doanh nghiệp phải đạt 2 điều kiện sau đây:

  • Phải có giấy phép đăng ký kinh doanh vận tải đường bộ theo quy định của pháp luật.

  • Các phương tiện phải đảm bảo số lượng và chất lượng với hình thức kinh doanh

 

điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ


Các phương tiện phải đủ theo phương án kinh doanh đã được duyệt. Ngoài ra, xe tải chở hàng phải đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và gắn thiết bị giám sát hành trình hợp quy.

Ngoài ra, còn một số các điều kiện như:

Người đứng đầu đơn vị kinh doanh vận tải phải đáp ứng những yêu cầu:

  • Có bằng trung cấp vận tải trở lên hoặc có trình độ từ cao đẳng trở lên đối với các chuyên ngành khác và có kinh nghiệm làm việc liên tục tại đơn vị vận tải từ 03 năm trở lên. 

  • Không được đồng thời làm việc tại cơ quan, đơn vị khác

  • Không phải là lao động trực tiếp lái xe, nhân viên phục vụ trên xe ô tô kinh doanh của đơn vị mình

  •  Được tập huấn theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.

Các đơn vị kinh doanh vận tải phải có bãi đỗ xe phù hợp với phương án kinh doanh và đảm bảo tiêu chuẩn về PCCC, an toàn giao thông.

Đối với các đơn vị kinh doanh vận tải đường bộ bằng xe công, xe đầu kéo, sơ mi rơ mooc có lộ trình trên 300km phải có ít nhất 5 đầu xe tại địa phương hoặc 10 đầu xe nếu kinh doanh vận tải tại các thành phố lớn.

 

Trên đây là những quy định mới khi kinh doanh đường bộ. Các hình thức kinh doanh càng phát triển thì luật pháp cũng ngày càng phải sửa đổi để phù hợp với bước tiến của ngành. Hãy truy cập website: http://timhangnhanh.com.vn/ để nhận được các thông tin mới nhất nhé!

 


>>Tham khảo thêm: Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải.


Top

Tin liên quan

Tạo bởi SlimWeb - Công cụ thiết kế web miễn phí